Động cơ ô tô là gì? Cách phân biệt các loại động cơ ô tô


Động cơ ô tô là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt và nắm rõ hết cấu tạo của động cơ trên xe. Thông qua bài viết này, VOV sẽ giải đáp cho bạn cách phân biệt các loại động cơ xe cơ bản. Cùng theo dõi bài viết nhé.

Động cơ ô tô là gì? Cách phân biệt các loại động cơ ô tô

Động cơ ô tô là gì?

Động cơ ô tô là gì?

Động cơ ô tô là gì?

Động cơ là một thiết bị có chức năng chuyển hóa năng lượng. Ví dụ như xăng hoặc dầu sẽ được động cơ chuyển hoá thành động năng. Động cơ có thể được chia ra làm 2 loại chính: động cơ đốt ngoài và động cơ đốt trong. Mỗi loại động cơ lại được chia ra thành nhiều loại nhỏ với các ưu nhược điểm khác nhau. Những loại động cơ đốt trong điển hình có thể kể đến như động cơ chạy diesel, động cơ chạy xăng và động cơ tuabin khí,… Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 điển hình nhất là động cơ Stirling và động cơ hơi nước.
 
Động cơ đốt trong có hiệu suất hoạt động cao hơn, kích thước nhỏ gọn hơn khi so sánh với động cơ đốt ngoài. Thế nên động cơ đốt trong được ưa chuộng sử dụng phổ biến cho các phương tiện và xe máy và xe hơi.
 

Cách phân biệt các loại động cơ ô tô phổ biến nhất hiện nay

Cách phân biệt các loại động cơ ô tô phổ biến nhất hiện nay

Cách phân biệt các loại động cơ ô tô phổ biến nhất hiện nay

Có thể dựa vào một vài tiêu chí như: thiết kế, số xylanh, nhiên liệu, tốc độ động cơ hoặc chu trình công tác,…để phân loại động cơ. Hiện nay, có 3 loại động cơ được phổ biến nhất đó là động cơ xăng, động cơ diesel và động cơ điện. Làm thế nào để phân biệt 3 loại động cơ này? Theo dõi tiếp bài viết nhé!

Động cơ xăng

Động cơ xăng là loại động cơ quen thuộc nhất với người dùng. Chỉ cần nghe đến tên thì có thể hình dung được đây là động cơ ô tô chạy bằng nguyên liệu xăng.

Hỗn hợp gồm không khí và xăng khi được nén ở một áp suất phù hợp. Đến cuối kỳ nén hỗn hợp sẽ né ra được bugi đốt cháy. Bằng cách phát ra tia lửa điện để đốt cháy. Quá trình cháy này khi xảy ra sẽ sinh ra một lượng nhiệt khá lớn. Có khả năng đẩy được piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Thời điểm này trục khuỷu sẽ quay. đồng thời sẽ truyền chuyển động đến hộp số. Cuối cùng sẽ là truyền đến các bánh xe.

Bugi là một dấu hiệu để người dùng có thể nhận biết được động cơ xăng. Vì vậy, bugi là một thiết bị không thể thiếu của động cơ này.

Động cơ diesel

Động cơ diesel hay còn gọi là động cơ dầu cũng là một trong những loại động cơ ô tô phổ biến hiện nay.

Dầu diesel sẽ được phun trực tiếp vào buồng cháy ở cuối kỳ nén đầu kì cháy. Thay vì sử dụng bugi để tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí. Dưới tác động của áp suất cao cùng với nhiệt độ của không khí nén. Sẽ xuất hiện hiện tượng tự cháy sẽ xảy ra.

Bugi sưởi vẫn còn là một khái niệm mới đối với một số loại ôtô đang sử dụng động cơ diesel. Đến mùa đông, không khí nén không đủ để tạo áp suất và nhiệt độ cần thiết để tự cháy. Khi động cơ diesel được phun bởi buồng cháy trong động cơ lạnh. Chính vì vậy, chúng ta cần sự hỗ trợ của bugi sưởi để có thể sưởi ấm được buồng cháy trước khi động cơ khởi động.

Động cơ điện

Động cơ điện là loại động cơ được sử dụng phổ biến không kém 2 loại trước đó. Động cơ này sẽ khác với 2 loại động cơ vừa nói trên. Bởi vì đây là loại động cơ tạo ra nhờ vào động năng bằng năng lượng điện. Động cơ điện được dự đoán là loại động cơ sẽ thay thế dần cho động cơ đốt trong trong tương lai sắp tới

So sánh ưu, nhược điểm của ba loại động cơ

So sánh ưu, nhược điểm của ba loại động cơ

So sánh ưu, nhược điểm của ba loại động cơ

Động cơ Ưu điểm Nhược điểm
Động cơ xăng
  • Khả năng tăng tốc rất tốt
  • Phát ra tiếng động không quá ồn, vận hành êm tai
  • Cấu tạo của hệ thống phân phối khí khá phức tạp
  • Không chịu tải cao
  • Ở môi trường nhiệt độ thường, xăng cũng có khả năng bốc cháy. Gây ra nguy hiểm cho tính mạng và tài sản
Động cơ diesel
  • Sức kéo tốt và khả năng chịu tải nặng tốt
  • Chỉ có thể bốc cháy khi ở áp suất cao và nhiệt độ cao, thế nên rất an toàn. Diesel hoàn toàn không có khả năng bốc cháy ở nhiệt độ thông thường
  • Không có bộ hòa khí và không có bugi. Thế nên cấu tạo khá đơn giản hơn, bền và ít hư hỏng vặt.
  • Gây ra tiếng ồn lớn khi vận hành
  • Động cơ có kích thước lớn, nặng nề và cồng kềnh.
  • Tốc độ của xe khi dùng động cơ diesel thấp hơn so với tốc độ của động cơ xăng.
  • Động cơ có tỉ số nén cao hơn, các chi tiết như bơm cao áp, kim phun đòi hỏi phải có sự bền bỉ và độ chính xác. Từ đó giá thành cũng tăng cao. 
Động cơ điện
  • Không có khí thải ra ngoài môi trường
  • Động cơ điện có cấu trúc đơn giản và dễ dàng lắp ráp.
  • Hiệu suất chuyển đổi nhiên liệu sang cơ năng cao.
  • Không gây ra tiếng ồn lớn khi hoạt động.
  • Nguyên liệu chính của động cơ là điện nên rất dễ dàng trong việc cung cấp nguyên liệu. Chỉ cần sạc là có thể sử dụng.
  • Pin dự trữ năng lượng nhanh chóng bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
  • Mất khá nhiều thời gian cho việc nạp lại nhiên liệu.
  • Chưa tạo ra dung lượng lớn và bộ pin có tuổi thọ cao. Bởi vì công nghệ còn đang bị hạn chế.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà VOV cung cấp về động cơ diesel và động cơ xăng toàn diện sẽ thực sự hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ thông tin này đến mọi người để ai cũng đều có những thông tin, kiến thức hữu ích này nhé!!!


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan