Trong suốt thời gian vừa qua, có khá nhiều trường hợp người tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông xử phạt vì sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra là Liệu bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam hay không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung:
Các loại bằng lái xe quốc tế hiện nay
Giấy phép lái xe quốc tế cho phép người tham gia giao thông điều khiển xe ở bất cứ quốc gia nào có công nhận loại giấy phép này. Hiện nay, có 2 loại bằng lái quốc tế chính, bao gồm:
- Loại do sở GTVT ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam cấp (gọi tắt là IDP). Loại bằng lái này có hiệu lực ở 68 quốc gia tham gia công ước Vienna năm 1968.
- Loại thứ 2 là loại do Hiệp hội ô tô quốc tế do Mỹ cấp (viết tắt là IAA). Bằng lái có giá trị ở 196 quốc gia và có thời hạn trong vòng 10-20 năm.
Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực ở Việt Nam hay không?
Bằng lái quốc tế tiện lợi cho những ai thường xuyên xuất cảnh đi du lịch, công tác, xuất khẩu lao động hay du học… Tuy nhiên trong khi bằng lái xe Việt Nam được công nhận ở nhiều quốc gia vậy bằng lái xe quốc tế có được công nhận ở Việt Nam hay không?
Bằng lái xe quốc tế có được công nhận ở Việt Nam hay không?
Giấy phép lái xe quốc tế hoàn toàn có thể sử dụng tại Việt Nam. Thế nhưng khi sử dụng loại bằng này người dùng cần phải lưu ý những thông tin sau để tránh trường hợp vi phạm giao thông ngoài ý muốn.
Theo công ước Vienna 1968, bằng lái xe quốc tế hoàn toàn có hiệu lực tại Việt Nam
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định:
“Người nước ngoài hay người Việt Nam cư trú tại nước ngoài có nhu cầu lái xe tại Việt Nam, nếu có giấy phép lái xe quốc gia thì phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu có giấy phép lái xe quốc tế do các cơ quan thẩm định tại quốc gia theo Công ước 1968 cấp cho thì phía cảnh sát sẽ xem xét thời hạn sử dụng. Nếu như còn hạn thì người điều khiển phương tiện giao thông có thể lái các loại xe có quy định trong giấy phép mà không phải đổi sang bằng lái Việt Nam.
Tuy nhiên, bằng lái quốc tế ngoài bản gốc thì chủ sở hữu cần phải dịch sang các ngôn ngữ thông dụng như: Anh, Pháp, Nga… Nếu chỉ có bản dịch, không có bản gốc đi kèm thì giấy phép sẽ không có giá trị.”
Dưới đây là bảng danh sách 85 nước áp dụng bằng lái xe quốc tế IDP:
Danh sách 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna 1968
Với những lợi ích và sự tiện dụng của mình, giấy phép lái xe quốc tế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam nói riêng và các nước nằm trong Công ước nói chung, chỉ có hiệu lực khi đi kèm với bằng lái xe quốc gia. Do đó, những ai đang có nhu cầu chuyển đổi giấy phép lái xe thì cần phải hiểu rõ thông tin xem bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam không.
Để giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi ngay đến Trung tâm học thi sát hạch bằng lái xe VOV để được hỗ trợ tư vấn Hotline: 024.665.73354.